Wednesday, March 10, 2021

THỜI KỲ CHÁNH PHÁP CHỈ CÓ 500 NĂM



Trong chánh tạng, Đức Phật xác nhận giai đoạn giáo pháp của Ngài chỉ có 500 năm mà thôi. Tăng Chi Bộ Kinh phẩm Gotami, phần 8 pháp. Tám điều kiện tối thiểu để một người nữ được đắp áo tỳ kheo ni, mà thời Đức Phật chứ không phải thời này, thời này thì tôi không ý kiến. Theo trong kinh điển thì tỳ kheo ni đã kết thúc chính thức vào thế kỷ thứ tư Phật lịch. Tức Phật niết-bàn được 400 năm coi như tỳ kheo ni đóng sổ. Sau đó mình tiếc nuối, nắm níu thêm là chuyện sau này. Chớ còn ni chúng chính thức được Đức Phật ban hành, cho phép, quy định thì đã kết thúc chính thức là 400 năm sau khi ngài niết-bàn. Vị ni trưởng thánh nhân sau cùng là con gái vua A Dục Saṅghamittā. Chính bà cũng thấy rằng sau khi bà tịch thì ni chúng lụi tàn dần dần, bà và chư thánh tăng thấy rằng hãy để nó lụi tàn tự nhiên, không ra sức duy trì níu kéo nữa. Vì cũng chính trong kinh đó nói rằng, chính người nữ khoác áo tỳ kheo đã làm giảm thọ giáo pháp. Lẽ ra thời kỳ chánh pháp phải kéo dài đến một ngàn năm nhưng vì có sự có mặt của ni chúng mà nó giảm hết một nửa. Như vậy thời kỳ chánh pháp là thời kỳ học dễ, hiểu dễ hành dễ và đắc dễ, gọi là giai đoạn chánh pháp.

Sẽ có người thắc mắc, Đức Phật biết rõ sự có mặt của tỳ kheo ni sẽ làm giảm thọ giáo pháp tại sao Ngài lại cho phép tỳ kheo ni được thành lập ni đoàn? Trước mắt là vì ngài Ānanda đã vào xin Đức Phật ba lần. Một duyên sự rất là đơn giản, ngài nhìn thấy bà Gotami dì ruột của Đức Phật đầu trần chân đất từ một vị đệ nhất phu nhân, bỏ hết mọi thứ, bỏ ngôi vị hoàng hậu, cạo đầu, đi chân không, mặc áo nâu sòng vượt mấy ngàn dặm xin xuất gia, bàn chân sưng phù tươm máu. Khi ngài xin giùm, Đức Phật từ chối ba lần. Ngài hỏi:
-Bạch Thế Tôn, người nữ có khả năng đắc đạo hay không?
Đức Phật trả lời có, người nữ có khả năng đắc đạo.
Ngài Ānanda thưa:
-Bạch Thế Tôn, dì ruột của Ngài là bà Gotami có công nuôi dưỡng Ngài khi bà Māyā băng hà.
Đức Thế Tôn nhận lời không phải là chuyện riêng tư trong gia đình, vì dì ruột của mình. Mà đây là chuyện quí vị cần phải nhớ, tất cả chư Phật ba đời mười phương đều có giáo hội tỳ kheo ni hết, nhưng đây là trường hợp rất là bất đắc dĩ. Vì khi chư Phật ra đời, lúc Ngài còn tại thế, có vô số người nữ đắc A-la-hán. Dầu là nam hay nữ, đắc A-la-hán rồi mà không được xuất gia, tiếp tục mặc áo cư sĩ thì tối đa một tuần lễ là người đó phải từ trần. Có chỗ nói một ngày, có chỗ nói một tuần. Trong vòng một tuần lễ thì vị ấy phải sống đời xuất gia. Còn không thì vị đó phải viên tịch niết-bàn. Chính vì sự kiện này nên chư Phật ban hành cái luật thành lập ni chúng để cho các vị A-la-hán thánh nữ có giáo hội tỳ kheo ni. Tôi đặc biệt không muốn nói về chuyện này, nhưng đang nói về chánh pháp nên tôi nói luôn. Chánh pháp là thời kỳ người ta học đạo, hiểu đạo, hành đạo và chứng đạo rất là dễ dàng….

No comments:

Post a Comment

Sống khôn thác thiêng

“Những gia đình nào mà có con cái hiếu thảo thì những gia đình đó được coi là gia đình [có] Phạm thiên”. Đó là câu trong bài kinh "Ngan...