Trên triền núi Himalaya có một bộ tộc sống bằng nghề săn bắt khỉ. Họ làm cái bẫy như cái hộp để thức ăn trong đó, và khoét cái lỗ bằng bàn tay của khỉ. Họ bỏ vào đó những thức ăn mà con khỉ thích. Họ thò tay lấy thức ăn ra, giả vờ ăn cho khỉ thấy để bắt chước. Rồi họ lánh đi. Khi những con khỉ thò tay vào đó, họ xuất hiện. Con người mình khi thò tay vào cần rút tay ra chỉ việc xuôi tay, nhưng con khỉ không đủ khôn ngoan để biết điều đó. Khi nó hốt một nắm to thức ăn thì nó không thể rút tay ra vì nó không chịu thả thức ăn ra. Đức Phật nói kẻ phàm phu không biết thoát thân trong dòng sinh tử khi bàn tay họ cứ nắm chặt như đám khỉ ngu khờ trong Himalaya. Ngày xưa tôi có đọc câu chuyện ngắn “Chuột thành phố” của Tô Hoài. Một ngày kia con chuột nhà đi chơi gặp con chuột phố ốm nhách suy dinh dưỡng, chuột nhà rủ chuột phố về nhà để có thức ăn, khỏi đi lang thang bị mèo giết, cũng không phải giành thức ăn với lũ chuột hoang. Nhà có hũ mứt, chuột nhà dặn chuột phố ăn chỉ vừa đủ thôi vì cái lỗ này nhỏ, nếu ăn no thì chui ra không được. Con chuột kia đói quá, càng ăn càng lớn, cuối cùng ra không được. Câu chuyện này gợi ý cho mình là nên vừa chừng thôi. Muốn thoát thân tu hành thì phải buông bớt, bàn tay nắm hoài sao thoát, bụng chứa nhiều quá sao thoát. Trong giờ cận tử, giây phút quyết liệt nhất trong đời của mình, nếu lúc đó mình tỉnh táo thì còn đỡ đỡ một chút, chớ nếu tâm thức đang chập chờn thì lúc đó mình trở về với đơn vị gốc của mình. Bình thường mình nóng tánh, tham lam, cố chấp thì lúc đó là lúc tất cả những tánh xấu đó đổ về trước mặt mình. Ví dụ như lúc đó mình nghe ngứa quá mà không biết làm sao nhờ gãi, tay bắt cánh chuồn rồi mà, đâu có nói được nữa; nếu bình thường mình có khả năng chịu đựng thì không sao, còn bình thường sống sướng quen, hò hét như vua, có tiền bạc, có kẻ hầu người hạ, nhờ là người ta làm, bây giờ trong lúc đó nhờ không được, đâm bực. Hoặc trong cơn ảo giác cận tử mình sẽ thấy nhiều cái mà bình thường mình rất là thích như chơi tem, chơi xe, vòng vàng nữ trang, thích ăn ngon, thích món này món nọ, lúc đó có thể nó sẽ xuất hiện ảo giác. Những lúc đó nếu mình không biết buông, cứ ôm lấy thì tâm mình sẽ dính chặt vào đó, nếu ghét thì sẽ ra đi với tâm sân hận. Hoặc giống như có lần mình nằm mơ thấy mình mua hay ai đó mới cho mình cái gì đó thiệt là thích, chưa enjoy hết mình thì đã giựt mình vì tiếng động thấy ghét nào đó. Phải nghĩ là bây giờ bong bóng sắp vỡ rồi, bọt xà phòng sắp tan rồi, hoặc nắm cát sắp được tung ra rồi, phải nghĩ như vậy thì bớt sợ; hơn là nghĩ mình sắp gặp tai nạn, sắp xa người thân yêu, nghĩ vậy dễ sợ lắm. Đừng nói tôi nói chuyện trên mây, bây giờ không nhớ tôi đâu, lúc đó mới thấy nhớ tới tôi, nhớ ông sư từng nói, khi ngặt nghèo này là phải buông, phải nghĩ rằng mình chỉ là một nắm cát, mình chỉ là một cái bọt xà phòng. Bất cứ là ai đi nữa mà trên sáu mươi tuổi rồi mà vẫn còn dính chặt vào tiền, thích đếm tiền, nặng về tình thân, nặng về quan hệ bè bạn kiểu ái luyến gia tộc quyến thuộc, hoặc tệ hơn nữa là còn thích làm đẹp, còn mê quyền lực không nghĩ đến chuyện buông bỏ là tôi ngại giùm rồi. Cỡ tuổi đó đã muộn lắm lắm lắm rồi. Tôi biết nói như vậy có nhiều người rất là phiền, họ sẽ nói rằng nói như vậy như có vẻ chống lại lịch sử văn minh nhân loại, tuổi già thì phải được an ủi là nhờ con cháu quây quần. Nghĩ như vậy là nghĩ theo kiểu lối mòn, chứ theo tinh thần nhà Phật thì càng buông bỏ là càng nhẹ. Trách nhiệm không phải là gánh nặng. Duty khác với burden. Ngoài phi trường quí vị thấy người ta ghi chữ duty-free thì ‘duty’ này rất nhẹ. Nếu không duty-free thì khi mua mình phải đóng thuế. Tôi nhìn chữ đó tôi khó chịu. Tôi nghĩ như trường hợp mẹ phải lo cho con, con phải lo cho ba mẹ, nghĩ vậy là hơi ngán rồi đó, không làm thì không được; còn cái kia mình không đóng thuế thì đừng có mua. Theo tôi thì mình đừng đồng hóa trách nhiệm với gánh nặng. Có người cũng lo cho gia đình nhưng luôn luôn trong tình trạng tâm lý sẵn sàng ra đi.
Tóm lại, thế giới này là của bốn đại và năm dục, bốn chính là năm. Cái gọi là vị ngọt của chúng chỉ là khía cạnh nào đó mà ta thích. Không nhàm chán thì sẽ không lìa bỏ, không lìa bỏ thì không thể giải thoát.
[Đi ngang phi trường Cao Hùng hôm qua thấy chữ DutyFree này, nhớ bài học, nên chộp về post cho bà con đọc chơi
]

No comments:
Post a Comment