Saturday, April 17, 2021

THẾ HỆ TƯƠNG LAI




Con gái:
- Ba ơi, con đang yêu xa. Con ở Ấn Độ còn ảnh ở Alaska. Tụi con gặp nhau trên web hẹn hò, kết bạn trên Facebook, tám trên Whatsapp. Ảnh cầu hôn con qua Skype, hai tháng nay tụi con tâm tình với nhau qua Viber. Con cần ba chúc phúc, ba ơi.

Ba:
- Chà! Thiệt hả! Vậy thì cưới trên Twitter, vui vẻ trên Tango. Mua em bé e-Bay, nhận tụi nó qua Gmail. Rồi khi nào chán nhau thì bán chồng trên Amazon luôn thể.


ĐƯỜNG EM CỨ ĐI




Hãy nhấm nháp vị ngọt trong quả đắng, cười khi muốn khóc, trân trọng những gì mình có được.
Luôn tha thứ, nhưng đừng quên rút kinh nghiệm sâu sắc.
Ai rồi cũng khác. Cái gì rồi cũng hoại diệt. Dòng bộc lưu vẫn cứ cuốn.

 

Wednesday, April 14, 2021

PHẠM GIỚI LÀ TỰ CHẶT ĐỨT CON ĐƯỜNG GIẢI THOÁT CỦA MÌNH

Vị tỳ kheo có 227 giới, trong đó có 17 trọng giới đầu được xem là quan trọng nhất. Trong 17 trọng giới đó, bốn trọng giới đầu tiên mà vi phạm rồi thì không còn là tỳ kheo nữa. Mười ba trọng giới tiếp theo thì vị tỳ kheo coi như chỉ còn có mấy chục phần trăm giới phẩm thôi, phải trải qua một số tăng sự mới có thể phục hồi giới phẩm như cũ. Các giới còn lại thì những vi phạm chỉ vừa đủ chỉ làm cho đương sự bị đốt nóng, tâm lý bất an (saṃkiliṭṭha āpatti). Riêng bốn trọng giới đầu thì ‘pārājika’ (thua cuộc, bại trận). Một người lính mà bại trận thì đồng nghĩa với cái chết. Một vị tỳ kheo mắc vào bốn đại trọng giới này thì coi như không còn là tỳ kheo nữa.

Có hai lý do một tỳ kheo vi phạm bốn đại trọng giới:
- Sự cố bất trắc do thiếu cảnh giác.
- Do không có niềm tin trong giáo pháp.
Do không có niềm tin nên vị ấy thấy chuyện phạm hay không phạm không thành vấn đề. Trước khi phạm thì thấy chuyện đó không quan trọng nên cứ phạm, và sau khi phạm rồi thì thấy cũng không có gì đáng sợ nên tiếp tục giấu kín.
Trong Tứ thanh tịnh giới gồm: Giới bổn thanh tịnh, Thu thúc thanh tịnh, Nuôi mạng thanh tịnh, Quán tưởng thanh tịnh; trong đó, Giới bổn thanh tịnh (227 điều) thành tựu được là nhờ ĐỨC TIN. Thu thúc thanh tịnh thành tựu được nhờ CHÁNH NIỆM. Nuôi mạng thanh tịnh thành tựu được nhờ TINH TẤN. Quán tưởng thanh tịnh thành tựu được nhờ TRÍ TUỆ.
Tại sao tỳ kheo lại thiếu đức tin, rất đơn giản, có ngàn lẻ một lý do để một người cạo đầu khoác áo chứ không phải một lý do chán sợ sinh tử cầu giải thoát Vô thượng bồ đề. Lý do thứ nhất được xem là đáng kính đó là CẦU GIẢI THOÁT. Lý do thứ hai là MONG ĐƯỢC THÀNH TỰU một trình độ tu chứng hay một công đức hữu lậu nào đó -- cầu sanh về cảnh giới này nọ, có được thần thông phép mầu v.v... Lý do thứ ba tệ nhất đó là GIẢI QUYẾT NHU CẦU SINH KẾ hoặc cầu danh cầu lợi.
Ngay cả những xứ quốc giáo như Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan có thời kỳ nhiều chính khách đã đi xuất gia để tranh thủ phiếu bầu của dân chúng.
Khi không có niềm tin thì chuyện vi phạm các đại giới là chuyện rất là bình thường đơn giản, rất dễ hiểu, rất dễ xảy ra. Nếu không có phạm các đại trọng giới thì cũng rất dễ dàng coi nhẹ các giới còn lại, những giới đủ để đốt nóng mình (saṃkiliṭṭha āpatti). Những giới không đến nỗi nghiêm trọng, không ảnh hưởng giới phẩm tỳ kheo nhưng đủ đốt nóng đương sự đó là những giới không sử dụng tiền bạc, không sử dụng những thứ đồ ngà, đồ lông, không giữ thực phẩm qua đêm, không sống chung một mái che với phụ nữ, không ngồi chỗ kín khuất với phụ nữ, không giữ y bát dư quá mức hạn định (ngoài bộ trên người thì chỉ giữ một bộ dự phòng nhưng gởi cho kāppiya chứ không nên giữ).
Một vị tỳ kheo cầu đạo giải thoát thì – theo trong kinh – họ xem một tiểu giới giống như một trọng giới và họ xem trọng giới như chuyện mất mạng. Một người tham sống sợ chết thì bằng mọi cách họ tránh những gì nguy hiểm đến tánh mạng, một tỳ kheo cầu giải thoát thì bằng mọi cách tránh mọi cơ hội vi phạm trọng giới.
Phạm giới là tự “chặt đứt con đường hướng thượng” -- tức là con đường giải thoát mình.

Friday, April 9, 2021

THUỐC XỔ CỦA THÁNH NHÂN



Một số bệnh nhất định được chữa khỏi bằng cách sử dụng thuốc xổ. Thuốc của thế gian có khi công hiệu, có khi không. Nhưng có một loại thuốc xổ của thánh nhân có thể tẩy sạch được sanh, lão, bệnh, tử, sầu, bi, khổ, ưu, não. Đó là:

1 .Khi có Chánh kiến thì tà kiến bị xổ ra
2. Khi có chánh tư duy thì tà tư duy bị xổ ra
3. Khi có chánh ngữ thì tà ngữ bị xổ ra
4. Khi có chánh nghiệp thì tà nghiệp bị xổ ra
5. Khi có chánh mạng thì tà mạng bị xổ ra.
6. Khi có chánh tinh tấn thì tà tinh tấn bị xổ ra.
7. Khi có chánh niệm thì tà niệm bị xổ ra
8. Khi có chánh định thì tà định bị xổ ra
9. Khi có chánh trí thì tà trí bị xổ ra
10. Khi có chánh giải thoát thì tà giải thoát bị xổ ra.

Bằng cách này họ sẽ tự tẩy sạch những điều bất thiện đáng kể và giúp cho họ có thể được an lạc, giải thoát không còn sanh tử nữa. )


KINH Y THUẬT

Các y sư, này các Tỷ-kheo, cho thuốc xổ để chận đứng các bệnh khởi lên từ mật, để chận đứng các bệnh khởi lên từ đàm, để chận đứng các bệnh khởi lên từ gió. Này các Tỷ-kheo, đây chỉ là thuốc xổ. Ta tuyên bố rằng đây không phải là không có, và này các Tỷ-kheo, thuốc xổ này có thành công và cũng có thất bại. Và này các Tỷ-kheo, Ta sẽ thuyết về thuốc xổ các bậc Thánh, thuốc xổ này thành công, không có thất bại. Do nhân thuốc xổ này nên các chúng sanh bị sanh được giải thoát khỏi sanh; các chúng sanh bị già được giải thoát khỏi già, các chúng sanh bị chết được giải thoát khỏi chết; các chúng sanh bị sầu, bi, khổ, ưu, não được giải thoát khỏi sầu, bi, khổ, ưu, não. Hãy nghe và khéo tác ý, Ta sẽ nói.

—Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:

Này các Tỷ-kheo, thế nào là thuốc xổ bậc Thánh, thuốc xổ này thành công, không có thất bại. Do duyên thuốc xổ bậc Thánh này nên các chúng sanh bị sanh được giải thoát khỏi sanh… các chúng sanh bị sầu, bi, khổ, ưu, não được giải thoát khỏi sầu, bi, khổ, ưu, não?

Với người có chánh kiến, này các Tỷ-kheo, tà kiến bị xổ ra. Các ác bất thiện pháp do duyên tà kiến sanh khởi nên các pháp ấy được xổ ra và các pháp thiện do duyên với chánh kiến đi đến viên mãn trong tu tập. Với người có chánh tư duy, này các Tỷ-kheo, tà tư duy bị xổ ra… Với người có chánh ngữ, này các Tỷ-kheo, tà ngữ bị xổ ra… Với người có chánh nghiệp, này các Tỷ-kheo, tà nghiệp bị xổ ra… Với người có chánh mạng, này các Tỷ-kheo, tà mạng bị xổ ra… Với người có chánh tinh tấn, này các Tỷ-kheo, tà tinh tấn bị xổ ra… Với người có chánh niệm, này các Tỷ-kheo, tà niệm bị xổ ra… Với người có chánh định, này các Tỷ-kheo, tà định bị xổ ra… Với người có chánh trí, này các Tỷ-kheo, tà trí bị xổ ra… Với người có chánh giải thoát, này các Tỷ-kheo, tà giải thoát bị xổ ra… Các pháp ác bất thiện, do duyên tà giải thoát sanh khởi, các pháp ấy bị xổ ra và các pháp thiện, duyên với chánh giải thoát đi đến viên mãn trong tu tập.

Này các Tỷ-kheo, đây là thuốc xổ bậc Thánh, thuốc xổ này chỉ thành công, không thất bại. Do nhân thuốc xổ này nên các chúng sanh bị sanh được giải thoát khỏi sanh; các chúng sanh bị già được giải thoát khỏi già, các chúng sanh bị chết được giải thoát khỏi chết; các chúng sanh bị sầu, bi, khổ, ưu, não được giải thoát khỏi sầu, bi, khổ, ưu, não.


108. Tikicchakasutta

“Tikicchakā, bhikkhave, virecanaṁ denti pittasamuṭṭhānānampi ābādhānaṁ paṭighātāya, semhasamuṭṭhānānampi ābādhānaṁ paṭighātāya, vātasamuṭṭhānānampi ābādhānaṁ paṭighātāya. Atthetaṁ, bhikkhave, virecanaṁ; ‘netaṁ natthī’ti vadāmi. Tañca kho etaṁ, bhikkhave, virecanaṁ sampajjatipi vipajjatipi.

Ahañca kho, bhikkhave, ariyaṁ virecanaṁ desessāmi, yaṁ virecanaṁ sampajjatiyeva no vipajjati, yaṁ virecanaṁ āgamma jātidhammā sattā jātiyā parimuccanti, jarādhammā sattā jarāya parimuccanti, maraṇadhammā sattā maraṇena parimuccanti, sokaparidevadukkhadomanassupāyāsadhammā sattā sokaparidevadukkhadomanassupāyāsehi parimuccanti. Taṁ suṇātha, sādhukaṁ manasi karotha, bhāsissāmī”ti.

“Evaṁ, bhante”ti kho te bhikkhū bhagavato paccassosuṁ. Bhagavā etadavoca:

“Katamañca taṁ, bhikkhave, ariyaṁ virecanaṁ, yaṁ virecanaṁ sampajjatiyeva no vipajjati, yaṁ virecanaṁ āgamma jātidhammā sattā jātiyā parimuccanti, jarādhammā sattā jarāya parimuccanti, maraṇadhammā sattā maraṇena parimuccanti, sokaparidevadukkhadomanassupāyāsadhammā sattā sokaparidevadukkhadomanassupāyāsehi parimuccanti?

Sammādiṭṭhikassa, bhikkhave, micchādiṭṭhi virittā hoti; ye ca micchādiṭṭhipaccayā aneke pāpakā akusalā dhammā sambhavanti te cassa virittā honti; sammādiṭṭhipaccayā ca aneke kusalā dhammā bhāvanāpāripūriṁ gacchanti.

Sammāsaṅkappassa, bhikkhave, micchāsaṅkappo viritto hoti …pe… sammāvācassa, bhikkhave, micchāvācā virittā hoti … sammākammantassa, bhikkhave, micchākammanto viritto hoti … sammāājīvassa, bhikkhave, micchāājīvo viritto hoti … sammāvāyāmassa, bhikkhave, micchāvāyāmo viritto hoti … sammāsatissa, bhikkhave, micchāsati virittā hoti … sammāsamādhissa, bhikkhave, micchāsamādhi viritto hoti … sammāñāṇissa, bhikkhave, micchāñāṇaṁ virittaṁ hoti …pe….

Sammāvimuttissa, bhikkhave, micchāvimutti virittā hoti; ye ca micchāvimuttipaccayā aneke pāpakā akusalā dhammā sambhavanti te cassa virittā honti; sammāvimuttipaccayā ca aneke kusalā dhammā bhāvanāpāripūriṁ gacchanti. Idaṁ kho taṁ, bhikkhave, ariyaṁ virecanaṁ yaṁ virecanaṁ sampajjatiyeva no vipajjati, yaṁ virecanaṁ āgamma jātidhammā sattā jātiyā parimuccanti …pe… sokaparidevadukkhadomanassupāyāsehi parimuccantī”ti.

Aṭṭhamaṁ.

Tuesday, April 6, 2021

HƯƠNG… MỢ TÔI

(Hôm nay ngày giỗ lần thứ 13 của Mợ,  26-2 AL Tân Sửu)

Chiều nay, thấy chút “se da ấm mình” tôi tìm chai dầu và rót nước nóng để xông.

Hơn 20 năm rồi, chai dầu tràm vẫn còn đầy đặn trong tủ. Chai dầu mợ tôi mang từ ngoài Huế vào cho tôi khi sinh đứa con đầu lòng.

Chồng tôi gọi mẹ anh bằng mợ, tôi cũng gọi mẹ chồng tôi là mợ.

Trùm trong chăn, hương dầu tràm ngan ngát sực lên mũi, tôi nhớ chi lạ mợ tôi.

Bạn bè nói làm dâu người Huế khó lắm, khổ lắm, tôi thì ngược lại, tôi hạnh phúc khi có một bà mẹ chồng thật sâu sắc.

Cái đận tôi sinh đứa con đầu lòng, mợ tôi vượt đường dài trên chuyến xe đò cái thời xe hiếm mà đường sá toàn ổ gà ổ voi, từ Ban Mê Thuột xuống đến Nha Trang mất hơn nửa ngày để thăm tôi. Vừa xuống xe vào nhà, vào “ổ đẻ” chưa kịp nhìn cháu nội, mợ tôi đã nhìn thấy thau đồ dưới giường, mợ ôm đi giặt ngay. Trước đó, mợ đã mua đâu đó cả chục kí ngải cứu phơi khô, mợ cẩn thận lặt bỏ cọng, chỉ còn lại lá, tự tay may cho con tôi một cái gối nhỏ. Mợ dặn phải cho bé nằm cái gối này, không bao giờ bị cứt trâu, chốc đầu hoặc sảy, vì lá ngải cứu rút hết mồ hôi. Nhìn cái gối đường may vụng về, lộm cộm rào rạo lá bên trong, tôi cũng ngại lắm, nhưng vẫn vâng lời cho cháu gối. Từ đó, mỗi lần người trong nhà ai đó nựng nịu bé, đều ngửi thấy mùi ngải cứu trên tóc. Cái mùi khó chịu quen thuộc lại trở thành thân thương cho đến nhiều năm sau, mỗi khi nghe mùi ngải cứu tôi lại nhớ đến cái lúc đứa con đầu lòng của mình còn nhỏ xíu.

Mỗi lần đi Huế, mợ lại hỏi tôi có thích gì mợ mua cho, tôi đỏng đảnh: “Mợ mua cho con cái nón bài thơ đi”. Mợ ngạc nhiên hỏi: “Mi có đuội khôn?” . “Dạ đội chớ”, tôi trả lời. Mợ không tin rằng một đứa đi xe gắn máy, mặc jupe đi làm lại chịu đội cái nón trên đầu. Tội nghiệp cho mợ, đi chuyến xe đò từ Huế vào, ngồi ghế xúp mà trên đầu mợ lại phải đội thêm cái nón mua về cho đứa con dâu là tôi.

Lần nào đi Huế về mợ cũng mua cho tôi dầu tràm, “Để dành mà xức cho em”. Mợ dặn. Hết đứa thứ nhất rồi đứa thứ hai, dầu tràm có mùi “bà đẻ” vốn không dễ ưa cho  lắm. Nhưng rồi cái mùi ấy gắn bó hoài với hai đứa con tôi, nó trở thành một mùi thân thương. Tắm, nhỏ chút dầu tràm. Nấu lá xông, nhỏ vài giọt dầu tràm.

Mỗi năm gần tết, mợ đều đi về Huế. Mồ mả ông bà ngoài đó, mợ phải về, dù chỉ là về thắp một nén nhang, thăm vài người thân trong giây lát, phần thời gian còn lại là ngồi trên xe, không xe đò thì xe lửa. Vậy mà năm nào mợ cũng đi về. Có năm yếu sức không đi được, đi ngang qua ga, mợ thấy người ta đi tới đi lui, mợ lại thốt lên: “Tau muộn đi quạ mi ơi!”

Những chuyến đi về, mợ mua cho tôi không chỉ dầu tràm, mà còn mua có ớt bột, tiêu hột, tiêu sọ, bột sắn dây… Tôi lớp ăn lớp cho hàng xóm, bạn bè cơ quan, mà không hết, vì mợ cứ mua về hoài. Mợ nói để mấy năm cũng không hư.

Quả thật, những thứ ấy, tôi đã để nhiều năm rồi vẫn không hư nhưng mợ tôi thì đã ra đi vĩnh viễn…  gần đến lần giỗ thứ hai rồi.

Trong Pháp Cú kinh có phẩm Hoa Hương nói hương thơm người đức hạnh, ngược gió bay muôn nơi. Những hương thơm mợ tôi để lại, ngược thời gian tồn tại mãi trong lòng tôi.

12/1/2010

 

DẦU TRÀM HỎI QUÀI





Nó bị muỗi cắn.
Lôi chai dầu tràm từ cái thời đẻ mẹ nó ra xức cho nó. Nó nhìn cái chai nút mài thấy lạ lùng, nó hỏi:
- Cái gì dzị bà?
- Dầu tràm, xức cho khỏi sưng, khỏi ngứa.
- Dầu tràm hở bà?
- Ừ. Dầu tràm!
Cứ bôi một chỗ thì nó lại hỏi:
- Cái này, dầu tràm hở bà?
- Ừ. Dầu tràm hỏi quài.
- Dầu tràm hỏi quài hở bà?
...


ĐI TU

Một người bạn lâu ngày gặp lại, (gặp trên điện thoại), sau khi hàn huyên, hỏi thăm mẹ bạn, mới hay mẹ bạn đã xuất gia. Hỏi thăm về đời sống xuất gia của bà như thế nào khi đã vào hàng cổ lai hy, bạn kể, mẹ bạn vào ở một Tịnh xá (gì đó quên tên rồi).

Bạn nói, mẹ nói là mẹ đã lo cho ba trọn đời rồi, bây giờ mẹ phải lo cho phần mẹ, nên mẹ nhất định phải vô chùa ở. Ở ngoài phiền con cái, nhiều mối quan hệ phức tạp vv.
Bạn nói, nhà của ba mẹ đã cho thuê, mỗi tháng được năm triệu. Mẹ vô chùa ở trong một cái cốc, mỗi tháng mẹ đóng cho chùa 3 triệu. Còn hai triệu để cần gì thì tiêu.
Bạn nói, mẹ không còn ăn chiều nữa, bữa nay ốm nhom ốm nhách. Mẹ nói, ốm vậy để khi chết người ta khiêng cho nhẹ.
Bạn nói, một tuần mẹ phải cùng mấy người trong chùa đi... xin ăn. Nhưng mà may là cũng được đội mũ và mang dép. Chớ nếu không được mang dép thì bạn sẽ không cho mẹ đi xin ăn như vậy. 🙂
Bạn nói, mẹ 80 tuổi rồi mà mẹ còn học giáo lý nữa. Mẹ siêng ghê, học thuộc lòng giáo lý nhiều lắm.
Nghe bạn nói tới đây, lòng thật là hoan hỷ, lòng ủ mưu bữa nào bay một chuyến ra Qui Nhơn thăm bạn và nhất định phải thăm mẹ bạn
Bạn nói, mẹ nói mẹ nhất định phải học và thi để người ta cấp giấy chứng nhận là tu sĩ.
Nghe tới câu này, không đi Qui Nhơn nữa.

Saturday, April 3, 2021

VỀ ÔNG DONA

 


(Donabrāhmanasutta)

~ Cũng lại là ông Dona, người phân chia xá lợi Phật ~
Chúng ta đã học một bài kinh về vị này rồi. Có một ông Bà-la-môn tên Dona. Có một trùng hợp lạ lắm, ‘dona’ nghĩa là ‘cái cân’. Ông là một học giả Bà-la-môn, chuyên gia về Veda nổi tiếng. Veda là thánh điển của Bà-la-môn giáo cũng giống như Bible Tân Ước, Cựu Ước của TCG vậy đó. Ông được nhiều rất người nể trọng, tiếng tăm lừng lẫy. Trong một lần gặp Phật ông đã trở thành vị thánh A-na-hàm. Khi Phật Niết bàn và làm lễ trà tỳ xong thì bảy quốc gia kéo đại binh tới tính làm một trận thư hùng để giành giựt xá lợi. Trong tư cách của một Phật tử, một thuyết khách một biện sĩ có uy tín, đứng trước mặt sứ thần các nước, ông nói:
-Kính thưa các vị, ngay thuở Thế Tôn sanh tiền Ngài luôn luôn kêu gọi tình thương thân tương ái, thương người được bao nhiêu thì thương, Ngài chưa hề nói gì đến chuyện kêu gọi binh đao, can qua chinh chiến. Thế mà hôm nay Ngài vừa nằm xuống, xá lợi còn đây, nắm xương tàn còn đó mà mọi người đã vội lãng quên lời dạy chí tình chí thiết ấy của Thế Tôn vì phần xá lợi để lại này. Thay vì cùng tôn thờ cùng sống theo tinh thần lời dạy của Ngài thì chúng ta vì xá lợi này mà đâm chém, can qua chinh chiến, máu chảy thành sông, xác chất thành núi, liệu chúng ta đã phụ lòng Thế Tôn và làm sai lời dạy của Ngài một cách mỉa mai và buồn cười hay không. Tức là đi thờ lạy một con người từ bi bằng cách lấy máu ra để đổi lấy nắm xương tàn của người đó.
Với những lời giải thích của ông, sứ thần các nước rụng rời tái mặt buông hết vũ khí và nhỏ nhẹ ngoan hiền ngồi xuống để ông lấy cân bằng vàng ra cân chia xá lợi ra bảy phần. Không có ông này là mệt vụ này rồi, Kusinārā sẽ bị dày xéo còn hơn Baghdad năm 2001 nữa. Ông này nổi tiếng lắm, ông là A-na-hàm không có ăn cắp ăn trộm, nhưng có điều, trong tinh thần một vị thánh, ông nghĩ rằng đây là lúc xá lợi chưa chia, là của chung, mà ông cũng là con (con tinh thần) của Ngài, nên trong lúc chia xá lợi, ông thấy có chiếc răng của Ngài, ông ghim trong tóc rồi chia tiếp. Đế Thích thấy sao cái răng mất tiêu, nhìn thấy trong búi tóc của ông này nên Đế Thích thỉnh riêng cho mình. Đế Thích lấy bằng thần thông thì chỉ có trời biết thôi. Ông Dona chia xong rồi rờ tay lên búi tóc mới biết là chiếc răng mất rồi, thế nên ông xin mấy vị sứ thần là “công tui chia mà không có gì hết thôi cho tui xin cái cân này để về thờ”.
Bối cảnh bài kinh này là lúc Thế Tôn còn sống, và lúc này ông chưa đắc gì hết. Ông đến hỏi Thế Tôn:
-Thưa Tôn giả Gotama, nghe nói Ngài chưa chào hỏi, đứng dậy, nhường chỗ cho ai hết, nhất là những vị Bà-la-môn lớn tuổi là những đối tượng rất được trọng vọng trong xã hội Ấn Độ đương thời, có phải như vậy không?
Đức Phật hỏi ông một câu:
-Theo ông, ông có nghĩ ông là một Bà-la-môn nằm trong số những người Bà-la-môn mà ông vừa nhắc hay không.
Ông Dona đáp:
- Dạ phải chứ, con đủ tiêu chuẩn là Bà-la-môn “chính hiệu con nai vàng”, con là nhiều đời dòng dõi Bà-la-môn không phải tạp chủng, con được đào tạo trong môi trường Bà-la-môn chữ nghĩa kinh điển đúng mực, tinh thông uyên bác giáo lý, như vậy con cũng xứng gọi là Bà-la-môn.
Đức Phật nghe xong, Ngài nhắc một loạt tên những vị Bà-la-môn được xem là tác giả của thánh điển Veda. Giống như bên Thiên Chúa Giáo bây giờ mà nhắc đến Thomas d'Aquin, Tusi, những nhà thần học Trung Cổ, hoặc bên PG có ngài Buddhadatta, Buddhadasa, Dhammapāla, Buddhaghosa ai cũng phải biết, bên PG Bắc Tông thì Mã Minh, Vô Trước, Long Thọ, Huệ Năng, Thần Tú… nói ra ai cũng biết. Dân Bà-la-môn mà nói ra 8 tác giả lớn của Veda mà không biết thì dốt lắm. Ngài hỏi ông Dona có biết những ông này không, Dona thưa biết, Ngài hỏi, biết là biết làm sao. Chỗ này chú giải cho chúng ta biết một chuyện vô cùng kỳ thú mà trong room này bắt buộc phải biết.
Chúng ta biết rằng Bà-la-môn giáo có trước thời Đức Phật. Theo trong kinh nói, từ vô thỉ luân hồi hễ còn có Phạm thiên còn có người tu thiền thì còn có Bà-la-môn giáo, vì Bà-la-môn giáo là một hệ thống tư tưởng triết học vừa là tôn giáo tín ngưỡng của những người thừa kế chưa tới nơi tới chốn của những vị tu thiền. Ví dụ ông A chán đời vô núi tu thiền, không đắc đạo nhưng đắc thần thông. Với thần thông đó, ông có thể nhìn thấy được rất nhiều chuyện nơi này nơi kia mà người ta không biết, từ nho, y, lý, số, tức từ vấn đề chữ nghĩa, thuốc men phong thủy, tử vi, cho đến ngay cả những vấn đề kiến trúc nghệ thuật âm nhạc thơ ca v.v.... Người có thần thông ở một nơi mà biết rất nhiều chỗ. Họ đem cái biết đó dạy cho những người thông tuệ để những người này đem kiến thức đó xây dựng xã hội. Đây là điều mà Phật tử VN lười đọc sách nên không biết. Quí vị không biết vì đâu mà lại lòi ra những thứ thuốc Bắc. Thời xưa không có máy móc, mà người ta biết được cũng cùng cây đó nhưng lá thì độc còn củ thì chữa bệnh; lá chữa bệnh A mà rễ chữa bệnh B; lá đó dùng với liều lượng nào chữa bệnh gì và liều lượng dưới mức đó thì chữa bệnh gì v.v... Những chuyện đó chỉ có những vị đắc thiền biết mà thôi. Rồi những chuyện hơi kỳ quái như “long đàm hổ huyệt” , tiền Chu Tước, hậu Huyền Vũ, Tả Thanh Long, hữu Bạch Hổ , đất nào là đất kết, đất nào là long mạch… cũng chỉ những vị đắc thiền mới biết. Tại sao những vị này đi dạy chúng sinh? Bởi các vị ấy thấy cả một xã hội loài người u mê mông muội không biết gì. Vì vậy các vị dạy cho họ để ai tu được thì tu, ai huệ căn kém quá thì ít ra cũng có cái nghề để sống và đủ để dùng kiến thức này xây dựng một xã hội văn minh. Thế là những kiến thức về kiến trúc, hội họa, âm nhạc, y học, thiên văn, phong thủy, khí tượng v.v... là do các vị đắc thiền dạy cho. Tại sao đến nay chúng ta không biết đến nguồn gốc này? Bởi vì quá lâu đời. Ông tổ đầu tiên dạy, rồi ông tiếp theo còn biết chút đỉnh về sư phụ của mình, nhưng khi đi vào trong dân gian, người ta dựa vào cái biết đó và kết hợp với những kinh nghiệm truyền đời từ thế hệ này sang thế hệ khác, một trăm năm, hai trăm năm, một ngàn năm, hai ngàn năm. Bây giờ tất cả những kinh nghiệm nào để xây dựng Kim Tự Tháp bên Ai Cập, Machu Picchu bên Peru hay nền văn minh Inca bên Nam Mỹ nói chung thì người ta không còn biết gốc tích nữa, người ta chỉ biết rằng đó là do những tù trưởng bộ lạc hay vị kiến trúc sư tài ba nào đó của những vùng đất đó nghĩ ra. Họ không biết gốc nguyên thủy là từ những vị đắc thiền. Nguồn gốc ấy được biết đến là từ Ấn Độ, và những vùng đất khác. Nhưng đặc biệt riêng tại Ấn Độ thì nguồn gốc này được sử sách kinh điển ghi chép. Sử sách ghi chép những chuyện này được gọi là Veda. Chữ Veda từ chữ gốc là ‘Vid’, có nghĩa là ‘knowledge’, ‘kiến thức’, ‘sự hiểu biết’. Chữ ‘Veda’ có nghĩa gốc là ‘kho tàng kiến thức’, người đời sau không biết, thấy chữ Veda cứ nghĩ đó là cái tên. Veda là tập đại thành kiến thức được truyền từ đời này qua đời khác. Tổng cộng trong đó có 18 chuyên ngành gồm võ thuật, bùa chú, phong thủy, tử vi, âm nhạc, thi ca, hội họa, kiến trúc v.v... kể cả binh pháp. Hồng đồ đại lược chính sách an bang tế thế đều nằm cả trong đó. Ngày xưa học xong 18 chuyên ngành của Veda, kẻ nào là hoàng tử thì sẽ có đủ sức trở về thành một vị đế vương, trở thành một vị nguyên soái đứng giữa ba quân trận tiền điều động binh sĩ, kẻ đó mà làm dân thì có thể thành thương gia, đại gia, bán buôn. Nhưng dần dần theo năm tháng thì bị những người kế thừa dốt nát, họ đã bóp méo, đã sửa sai, đã làm hỏng đi nội dung của Veda. Chẳng hạn như trong bài kinh này.
Khi Đức Phật kể lại cho Bà-la-môn Dona rằng: “Bà-la-môn hôm nay là Bà-la-môn thối nát. Tám vị Bà-la-môn tác giả của Veda mà ta xướng danh ở đây nguyên thủy họ là ai? Họ là người đắc thiền, có thần thông, họ dùng kiến thức thần thông của họ kết hợp kiến thức mà họ biết được khắp ba đời mười phương, cộng với…”
Cộng với những gì? Đọc vô đây mới thấy sợ:
Te kira dibbena cakkhunā oloketvā parūpaghātaṃ akatvā kassapasammāsambuddhassa bhagavato pāvacanena saha saṃsandetvā mante ganthesuṃ.
Tương truyền rằng, các vị Bà-la-môn ấy sau khi dùng thiên nhãn của mình quan sát khắp mọi chuyện trong trời đất, với lòng bi mẫn, lòng thương đời, đã đối chiếu, tỷ giảo với giáo pháp của Đức Phật Ca Diếp, cộng với kiến thức của họ bằng thiên nhãn của người có thần thông, họ biên soạn thành bộ Veda.
Aparāpare pana brāhmaṇā pāṇātipātādīni pakkhipitvā tayo vede bhinditvā buddhavacanena saddhiṃ viruddhe akaṃsu.
Nhưng xui một chỗ là những vị Bà-la-môn đời sau đã làm hỏng đi nội dung đó, đã biến một nội dung rất gần với Phật pháp trở thành mâu thuẫn với Phật pháp bằng cách đưa vào đó những hình thức tầm bậy tầm bạ như hiến tế, sát sanh, mỗi lần cúng thần là phải giết bao nhiêu trẻ con, bao nhiêu heo, bò, dê, ngựa… Rồi lâu ngày về sau họ sửa nội dung hướng dẫn cách tu thiền, tại sao phải ly dục, làm sao để đắc thiền Sắc, 4 tầng thiền Vô sắc. Sửa riết đến thời Đức Phật của mình thì Veda chỉ còn lại một phần rất nhỏ nói về chuyện tu tập tâm linh, phần còn lại là nói về Thập bát ban. Thập bát ban là 18 chuyên ngành nói trên. Sau khi Phật niết-bàn vài trăm năm đến một hai ngàn năm thì nội dung còn tệ hơn nữa, chỉ còn lại những bài ca tụng thần thánh, van xin cầu khẩn; như hôm nay chúng ta không còn học Tam Tạng mà chúng ta chỉ chú trọng những bài kinh nào có nội dung kêu gọi Tam bảo, chư thiên hộ trì cho mình thôi. Y chang như bên Bà-la-môn kia vậy quí vị. Mình nhìn vào nội dung kinh tụng của mình hôm nay thì mình nhớ ngay số phận của Bà-la-môn giáo đời xưa. Có nghĩa là nội dung tu tập tinh thần tâm linh không còn nữa và bị thế chỗ bằng chuyện bái sám tụng niệm cầu khẩn van xin khấn khứa. Đau lòng như vậy đó quí vị.
Sau khi Đức Phật kể cho ông Dona nghe. Ngươi xưng là Bà-la-môn mà có biết chuyện này không, ngươi biết Bà-la-môn của ngươi tào lao cỡ nào không, và ở đây ngươi có biết Bà-la-môn có nhiều hạng: Bà-la-môn đồng đẳng với Phạm thiên, Bà-la-môn đồng đẳng với Chư thiên, Bà-la-môn có giới hạn và Bà-la-môn vượt qua giới hạn và cuối cùng tệ lậu nhất là Bà-la-môn mà như nô lệ Chiên-đà-la vậy, ngươi có biết không.
Những điều này bà con tự đọc, tôi chỉ nói vắn tắt cho bà con nghe thôi. Ngài nói cho ông Dona gốc tích vì đâu mà có chữ Bà-la-môn:
- “Liệu các ngươi bây giờ được danh nghĩa Bà-la-môn mà các ngươi có được bằng cái móng tay của các Bà-la-môn ngày xưa hay không, các ngươi đã phá hủy toàn bộ truyền thống tâm linh tốt đẹp, các ngươi đã không còn tiếp tục gìn giữ huyết thống tâm linh của tổ tiên đời trước. Các ngươi phải biết rằng nội dung thực tế Bà-la-môn có nhiều loại lắm. Thứ nhất, Bà-la-môn đồng đẳng với Phạm thiên nghĩa là Phạm thiên ly dục, các ngươi cũng phải ly dục thì mới gọi là tương đương với Phạm thiên.”
Ngài kể rằng, buổi đầu Bà-la-môn nguyên thủy học với thầy xong xuôi là đi xuất gia, rồi chứng thiền, đó gọi là Bà-la-môn tương đương với Phạm thiên. Hạng thứ hai là học với thầy xong xuôi, đi về lấy vợ, xong rồi bỏ vợ bỏ con đi xuất gia. Hạng thứ ba là cũng có vợ có con không đi xuất gia được nhưng đối tượng này ổn định, thương ai thương một người chứ không lang chạ. “Thương thì chỉ một mà thôi, phải đâu xe lửa mà lôi một đoàn”. Hạng thứ tư là tệ nữa, cũng đi theo thầy học Veda nhưng về thì hạng nào cũng lấy hết. Những hạng trước đến với phụ nữ để chỉ tìm đứa con nối dõi tông đường, còn hạng này thì coi phụ nữ là phương tiện để thỏa mãn dục tính. Hạng cuối cùng thứ năm còn tệ nữa, đã không hành phạm hạnh, coi phụ nữ là phương tiện thỏa mãn tình dục đồng thời còn tìm mọi cách để mà ngụy biện, khỏa lấp, thanh minh, giải thích rằng lửa đốt vật dơ vật sạch gì đi nữa thì trước sau lửa vẫn thanh tịnh. Với tâm hồn như tôi, tôi có sống như thế nào đi nữa, tôi có sống chung chạ với bao nhiêu người đi nữa, ai dơ thì dơ chớ ‘trẫm’ vẫn trong sạch. Hạng thứ năm này tệ nhất, chuyện xấu nào cũng làm nhưng luôn luôn tìm mọi cách để ngụy biện.
Sau khi kể cho ông Dona nghe xong, Ngài hỏi: Thấy chưa, hôm nay liệu cái danh xưng Bà-la-môn các ngươi có xứng đáng với 8 vị tiền bối mà ta vừa kể hay không, và Ngài xướng danh ra: Atthaka, Vàmaka, Vàmadeva, Vessāmitta, Yamadaggi, Angīrasa, Bhàradvàja, Vāsettha, Kassapa, Bhagu. Tám vị này là những vị có từ thời Đức Phật Ca Diếp, họ đã dùng thần thông, kiến thức của một người thoát tục, cộng với giáo pháp họ học được để viết ra thánh điển Bà-la-môn. Tại sao họ viết ra? Bởi vì:
- Họ biết rằng thánh điển Veda tồn tại song song với Tam Tạng thì chắc chắn khi tuổi thọ chánh pháp mãn rồi Tam Tạng người ta không biết nữa nhưng ít ra dấu vết của Phật pháp vẫn còn vương vãi phảng phất bàng bạc đâu đó trong dân gian.
- Có những chúng sinh có cơ địa tâm lý không cho phép họ tiếp cận Phật pháp. Họ không có đủ duyên để học Phật pháp trong biển Phật pháp, nhưng họ có duyên để học những mảnh vụn Phật pháp ở đâu đó trong một môi trường không phải Phật pháp. Ví dụ, có nhiều người nghe nói đến tăng, ni, thầy bà chùa miểu là họ chạy mất dép vì họ ghét thầy chùa, nhưng họ nghe nhạc Trịnh, họ đọc sách của Phạm Công Thiện, họ đọc thơ điên của Bùi Giáng họ thấy phảng phất trong đó có Phật pháp, thế là họ cũng bỏ túi được thế nào là tinh thần Bất nhị, Bát nhã, Tánh không, thế nào là vô thường, khổ, vô ngã và cũng biết lai rai thế nào là lục căn thanh tịnh thế nào là tứ đại giai không. Kêu họ đến với chùa mà chỉ, đây là quyển Trung Bộ, Trường Bộ, Tăng Chi, đây là Pháp Bảo đàn kinh, đây là Pháp hoa, Lăng nghiêm… họ đọc không nổi. Nhưng họ cầm quyển nhạc của Trịnh Công Sơn, cầm quyển sách của Bùi Giáng, cầm cuốn Câu Chuyện Dòng Sông của Trí Hải (Phùng Khánh), Phùng Thăng dịch họ lại đến với đạo được. Và tôi cũng có mặt trong số đó. Tôi đâu có ý đi học về đông y đâu, tôi làm gì biết thuốc Nam, thuốc Bắc, các đường kinh mạch… nhưng nhờ tôi đọc sách Kim Dung nên tôi mới ‘nhuyễn’. Đâu có khoái Đông Y nhưng nhờ đọc tùm lum nên giờ mới có một ít thuật ngữ, khái niệm, do học lai rai từ đâu đó. Các vị tác giả của Veda cũng nghĩ như vậy, họ xét thấy rằng sẽ có một ngày Phật pháp trở nên xa lạ khô khan, cứng lạnh khó gần với rất nhiều người, lúc đó sẽ có những người đến với Phật pháp bằng cách đi theo các đạo tào lao và tìm thấy trong đó những mảnh vụn rơi rớt vương vãi của PG. Đó chính là thiện chí của những vị tiền bối cựu trào của Bà-la-môn giáo. Tiếc thay dụng-tâm-lương-khổ của họ không được đời sau biết đến và nội dung cao đẹp của thánh điển Bà-la-môn Veda đã bị thay thế bằng những thứ rẻ tiền. Như HT Nhất Hạnh ở Làng Mai đã có lần nói:
-Tuệ giác của Đức Phật là tinh hoa của trời đất, từng lời dạy của Bụt là tinh hoa, mà buồn thay, theo năm tháng truyền thừa, du nhập, lời dạy tinh hoa ấy đã bị thay thế bằng những sản phẩm rất đổi ngờ nghệch ngớ ngẩn của phàm phu.
Chính ôn Làng Mai đã nói câu đó, tôi tuyệt đối đồng ý. Về cuối đời HT đặc biệt nghiên cứu về Tiểu Bộ nhất là Kinh Tập Sutta Nipāta, HT bị đột quỵ vào tháng 11 thì tháng 9 HT dịch lại bài Bát Nhã Tâm Kinh. Và trong suốt ba năm cuối cùng trước khi bị đột quỵ gác bút ngàn thu không còn cầm bút được nữa, HT đặc biệt dành cho Tiểu Bộ và dụng công nghiên cứu rất là công phu. HT đã tìm về suối nguồn nguyên thủy nhất, nhưng khổ thay HT không còn cơ hội nữa, không còn thời gian nữa.
Mong rằng bài giảng cho bài kinh này mở ra cho bà con một vài suy tư, xem PG mà quí vị đang đi theo có phải là PG kinh điển. PG đó là do quí vị tìm thấy thấm thía tiêu hóa hay do các tăng ni, thầy bà trao truyền. Và quí vị nên nhớ, thể chất cơ địa mỗi người khác khau, họ thấm thía Phật pháp theo kiểu của họ rồi truyền lại cho quí vị, và quí vị tiếp nhận sự trao truyền ấy thông qua thể chất cơ địa của quí vị, nó đã qua tám ngăn mười hai lớp như vậy thì có còn là PG Nguyên Thủy không. Thầy mình đã cảm nhận Phật pháp theo kiểu rất riêng của ổng rồi truyền lại và mình cảm nhận theo kiểu rất riêng của mình, thì liệu đó có phải là PG Nguyên Thủy tinh tuyền hay không. Vậy mà có kẻ hôm nay biết được ba mớ rồi cho đó là thước đo ngàn đời của chân lý, là pháp nhũ Phật thân -- liệu đây có phải là điều đáng sợ, đáng tiếc, đáng buồn cười hay không.

CẢNH BÁO VỀ SẸO ÁC QUỶ

 


Bắt đầu từ đầu tháng 1 đến giữa tháng 3 năm 2013. Trung tâm trị liệu đau nhức của chúng tôi nhận điều trị sẹo mổ đẻ sau khi sinh con cho 21 bệnh nhân. Tất cả những ca bệnh này đều do tôi phụ trách.

Trong 21 bệnh nhân có vết sẹo do sinh mổ này thì có 18 người đã và đang bị ung thư hoặc đã cắt các khối ung thư. 1 bệnh nhân chưa có triệu chứng gì, 2 hai bệnh nhân đã có dấu hiệu của khối ung. Trong 18 bệnh nhân đã bị khối ung thì có 5 bệnh nhân đã cắt bỏ hoàn toàn một bên vú. 3 bệnh nhân cắt bỏ buồng trứng và 4 bệnh nhân cắt bỏ dạ con. Trong 21 bệnh nhân này có 2 người mờ hẳn một bên mắt, 4 người đã và có triệu chứng của bệnh liệt mặt, 7 người mắc chứng ù tai, 9 người có cảm giác tê buốt hoặc đau nhức cánh tay, 12 người đau lưng hoặc có cảm giác bại xuội đùi và chân. Cả 21 bệnh nhân đều có dấu bệnh lý liên quan đến các triệu chứng tim mạch và rối loạn tiêu hóa, rối loạn bài tiết. Tất cả đều có hội chứng tinh thần không ổn định, thường xuyên mất ngủ, chóng mặt hồi hộp, hoảng loạn, đau bụng thường xuyên không rõ nguyên nhân. Trong đó đã có nhiều người mổ đi mổ lại nhiều lần để tìm nguyên nhân của bệnh đau bụng quằn quại. Hầu hết họ đã bị rối loạn nội tiết giới tính và tuyến giáp trạng.
Một điều đáng lưu ý là khi thử nghiệm kiểm tra tình trạng sẹo thì có 16 người có vết sẹo đau buốt. 3 người có vết sẹo tê hoặc không còn cảm giác.2 người có vết sẹo vừa nhức buốt vừa tê đau.
Trên đây là những bằng chứng hùng hồn nhất để chứng minh cho vấn đề tại sao giới Y Khoa Hiện Đại, gọi vết sẹo mổ do khó sinh là Sẹo Ác Quỷ.
Giáo sư Luck (Giáo sư tiến sĩ Y khoa và một bác sĩ Phụ khoa người Áo, đưa ra thống kê có hơn 85% bệnh nhân ung thư cổ tử cung, ung thư dạ con, ung thư buồng trứng và ung thư vú đều có vết sẹo mổ để ác nghiệt này. Thống kê này đã làm kinh hoàng giới Y học hiện đại. Nhưng theo kinh nghiệm trực tiếp trị liệu của tôi thì con số này còn quá khiêm tốn, mà phải nói rằng, những người có vết sẹo mổ do khó sinh có đến 90% đến 95% xác suất ung thư các bộ phận cơ thể có liên quan đến giới tính.
Nguyên nhân mà vết sẹo do mổ sinh trở thành Sẹo Ác Quỷ là vì vết sẹo này đã cắt đứt và làm tổn hại đến các kinh mạch sau: Cắt đứt ngang hoàn toàn Nhâm Mạch, Thận Kinh, Vị Kinh, và làm tổn hại trầm trọng đến Tỳ Kinh và Can Kinh. Cũng có nhiều vết sẹo dài cắt luôn Can Kinh. Nói tóm lại hầu hết các đường kinh chạy dài phía trước cơ thể đều bị tổn hại nghiêm trọng về vấn đề chuyển hóa.
Vì vậy với kinh nghiệm của một lương y có nhiều năm kinh nghiệm về đặc trị sẹo. Tôi xin cẩn trọng cảnh báo:
– Những ai có vết sẹo mổ sinh này xin hãy lưu tâm, tìm đến các chuyên viên đặc trị sẹo để được tư vấn và điều trị. Chỉ cần một sự lưu tâm nhỏ, một phương pháp đặc trị đơn giản, ít tốn kém công sức và tiền của nhưng có thể tránh cho bạn những hậu quả khôn lường, có khi nguy hiểm đến cả tính mạng.
– Tuyệt đối không bao giờ thực hiện mổ sinh theo nhu cầu Tử Vi cho đúng ngày giờ sinh tốt. Đó là một việc làm thiếu hiểu biết, thậm chí là một việc làm xuẩn ngốc về cả mặt Khoa Học lẫn Tâm Linh Huyền Bí.
Rất ít ai biết (kể cả người của giới Y khoa) rằng, có một “tên ác quỷ” đã gây nên biết bao chứng bệnh nan y cho các bà mẹ trẻ. Đó chính là vết sẹo mổ đẻ do đẻ khó gây nên. Chính vết sẹo này là nguyên nhân gây nên hàng loạt chứng bệnh nan y ở Phụ nữ, ví dụ như đau bụng quặt quại không rõ nguyên nhân, rối loạn kinh nguyệt, rối loạn hóc môn, lãnh cảm, đau thắt hông lưng v…v….Có những người đau thắt vùng bụng dưới, tìm mãi không rõ nguyên nhân, có nhiều người đã bị bác sĩ mổ phanh bụng hàng chục lần vẫn không tìm được nguyên nhân (Tôi đã gặp vài ba trường hợp này, trong đó điển hình nhất là bà Ritta Süssmut, chỉ tịch quốc hội Đức vào thời kỳ chính phủ Helmut Kohn. Bà có hàm Giáo sư, từng có thời là Bộ trưởng Y tế, bộ trưởng bộ các vấn đề xã hội Đức. Vậy mà chứng đau bụng của bà đã được mổ ít nhất 5 lần vẫn không khỏi, khi bà đến Bệnh viện tư của Dr. Nguyễn Xuân Trang, hồi tôi còn làm việc ở đó (1991-1997). Tôi đã dùng thuật đã thông kinh mạch chỉ mấy lần là hết.
Đặc biệt gần đây Giáo sư Luck (Giáo sư tiến sĩ Y khoa và một bác sĩ Phụ khoa người Áo, đưa ra thống kê có hơn 85% bệnh nhân ung thư cổ tử cung, ung thư dạ con, ung thư buồng trứng và ung thư vú đều có vết sẹo mổ để ác nghiệt này. Thống kê này đã làm kinh hoàng giới Y học hiện đại…..
Nhưng đối với giới Đông Y và các nhà Sẹo học, thì điều này chẳng có gì là ngạc nhiên cả. Vì vết sẹo cắt ngang qua vùng bụng dưới này, cũng đồng thời cắt ngang và làm tổn thương đến 5 đường kinh mạch cực kỳ quan trọng đi ngang vùng bụng. Đó là các kinh: Nhâm Mạch, Thận kinh, Vị kinh, Tỳ kinh và Can kinh. Việc 5 đường kinh đi ngang qua vùng bụng dưới và vùng ngực vú bị tổn thương, gây nên tình trạng bế tắc hay thiếu hụt khí huyết trong đường kinh này. Đó chính là nguyên nhân gây nên chứng đau nhức và rối loạn chức năng của các cơ quan nội tạng vùng liên quan. Vì vậy mà con số hơn 85% trăm bệnh nhân nữ bị ung thư các bộ phận sinh dục chẳng có gì đáng kinh ngạc cả.
Vết sẹo tuy ác hiểm, nguy hại và ảnh hưởng của nó thật khôn lường. Nhưng biện pháp khắc phục chẳng có gì khó khăn. Thậm chí người bệnh cũng tự khắc phục được. Phương pháp tôi trình bày sau đây là một phương pháp rất hiệu quả, đã qua nhiều chứng nghiệm lâm sàng và đã có báo cáo khoa học.
– Đầu tiên bạn phải tự mình xác định xem đây là loại sẹo gì, là sẹo thực hay sẹo hư. Bạn lấy ngón tay, hay đầu que đũa, kéo miết dọc vết sẹo, và chú ý xem cảm giác thế nào. Nếu thấy đau buốt là khí huyết bị bế tắc ở vùng sẹo, đó là sẹo Thực. Nếu cảm giác thấy tê buốt, hay ít có cảm giác (cảm giác trơ, nặng) thì đó là do khí huyết bị thiếu hụt, đó là sẹo Hư.
a/ Nếu là sẹo Hư thì bạn làm như sau:
– Vạch một đường dài từ rốn băng qua sẹo xuống dưới, đó là Mạch Nhâm
– Từ rốn đo ngang ra 2 ngón tay nằm ngang vạch một đường thẳng song song với mạch nhâm xuống dưới đó là Thận kinh
– Từ Thận kinh đo ra thêm một ngón tay nằm ngang nữa (hoặc từ rốn ra 3 ngón) vạch một đường xuống dưới, đó là Vị kinh
– Từ Nhâm mạch, và Thận kinh bạn đo phía trên vết sẹo, dọc đường kinh lên 1 ngón tay nằm ngang, đánh dấu vào đó, rồi từ đó lại đo lên 1 ngón tay nằm ngang nữa. Đánh dấu. Ở 6 đểm đánh dấu (mỗi đường kinh có 2 dấu), bạn dán vào đó mỗi chỗ 1 hạt tiêu sọ.
– Trên đường Vị kinh bạn lại đo xuống dưới vết sẹo như vậy, mỗi bên dán thêm 2 hạt. Vậy là tổng cộng bạn đã dán hết 10 hạt tiêu.
– Trên đường kéo dài vết sẹo ra ngoài hai bên hông, bạn lại đo như vậy, mỗi bên dán thêm 2 hạt tiêu nữa, vị chi là bạn đã dán tổng cộng hết 14 hạt tiêu
– Dán xong, cứ thế bạn dùng ngón tay day trên các hạt tiêu đó, mỗi hạt độ 1 phút.
– Hạt tiêu có thể dùng nhiều lần.
b/ Nếu là sẹo Thực bạn làm như sau :
Sẹo thực tức là sẹo đau, bạn cũng làm như thủ thuật như vậy, nhưng trên các đường Nhâm Mạch, và Thận kinh dán xuống phía dưới vết sẹo. Trên đường Vị kinh lại dán ngược lên trên vết sẹo.
Liệu trình điều trị khoảng 5 đến 7 lần, mỗi ngày mỗi lần.

https://lethuannghia.com/canh-bao-ve-seo-ac-quy-tu-lieu-y-khoa/

DUTY FREE


Trên triền núi Himalaya có một bộ tộc sống bằng nghề săn bắt khỉ. Họ làm cái bẫy như cái hộp để thức ăn trong đó, và khoét cái lỗ bằng bàn tay của khỉ. Họ bỏ vào đó những thức ăn mà con khỉ thích. Họ thò tay lấy thức ăn ra, giả vờ ăn cho khỉ thấy để bắt chước. Rồi họ lánh đi. Khi những con khỉ thò tay vào đó, họ xuất hiện. Con người mình khi thò tay vào cần rút tay ra chỉ việc xuôi tay, nhưng con khỉ không đủ khôn ngoan để biết điều đó. Khi nó hốt một nắm to thức ăn thì nó không thể rút tay ra vì nó không chịu thả thức ăn ra. Đức Phật nói kẻ phàm phu không biết thoát thân trong dòng sinh tử khi bàn tay họ cứ nắm chặt như đám khỉ ngu khờ trong Himalaya. Ngày xưa tôi có đọc câu chuyện ngắn “Chuột thành phố” của Tô Hoài. Một ngày kia con chuột nhà đi chơi gặp con chuột phố ốm nhách suy dinh dưỡng, chuột nhà rủ chuột phố về nhà để có thức ăn, khỏi đi lang thang bị mèo giết, cũng không phải giành thức ăn với lũ chuột hoang. Nhà có hũ mứt, chuột nhà dặn chuột phố ăn chỉ vừa đủ thôi vì cái lỗ này nhỏ, nếu ăn no thì chui ra không được. Con chuột kia đói quá, càng ăn càng lớn, cuối cùng ra không được. Câu chuyện này gợi ý cho mình là nên vừa chừng thôi. Muốn thoát thân tu hành thì phải buông bớt, bàn tay nắm hoài sao thoát, bụng chứa nhiều quá sao thoát. Trong giờ cận tử, giây phút quyết liệt nhất trong đời của mình, nếu lúc đó mình tỉnh táo thì còn đỡ đỡ một chút, chớ nếu tâm thức đang chập chờn thì lúc đó mình trở về với đơn vị gốc của mình. Bình thường mình nóng tánh, tham lam, cố chấp thì lúc đó là lúc tất cả những tánh xấu đó đổ về trước mặt mình. Ví dụ như lúc đó mình nghe ngứa quá mà không biết làm sao nhờ gãi, tay bắt cánh chuồn rồi mà, đâu có nói được nữa; nếu bình thường mình có khả năng chịu đựng thì không sao, còn bình thường sống sướng quen, hò hét như vua, có tiền bạc, có kẻ hầu người hạ, nhờ là người ta làm, bây giờ trong lúc đó nhờ không được, đâm bực. Hoặc trong cơn ảo giác cận tử mình sẽ thấy nhiều cái mà bình thường mình rất là thích như chơi tem, chơi xe, vòng vàng nữ trang, thích ăn ngon, thích món này món nọ, lúc đó có thể nó sẽ xuất hiện ảo giác. Những lúc đó nếu mình không biết buông, cứ ôm lấy thì tâm mình sẽ dính chặt vào đó, nếu ghét thì sẽ ra đi với tâm sân hận. Hoặc giống như có lần mình nằm mơ thấy mình mua hay ai đó mới cho mình cái gì đó thiệt là thích, chưa enjoy hết mình thì đã giựt mình vì tiếng động thấy ghét nào đó. Phải nghĩ là bây giờ bong bóng sắp vỡ rồi, bọt xà phòng sắp tan rồi, hoặc nắm cát sắp được tung ra rồi, phải nghĩ như vậy thì bớt sợ; hơn là nghĩ mình sắp gặp tai nạn, sắp xa người thân yêu, nghĩ vậy dễ sợ lắm. Đừng nói tôi nói chuyện trên mây, bây giờ không nhớ tôi đâu, lúc đó mới thấy nhớ tới tôi, nhớ ông sư từng nói, khi ngặt nghèo này là phải buông, phải nghĩ rằng mình chỉ là một nắm cát, mình chỉ là một cái bọt xà phòng. Bất cứ là ai đi nữa mà trên sáu mươi tuổi rồi mà vẫn còn dính chặt vào tiền, thích đếm tiền, nặng về tình thân, nặng về quan hệ bè bạn kiểu ái luyến gia tộc quyến thuộc, hoặc tệ hơn nữa là còn thích làm đẹp, còn mê quyền lực không nghĩ đến chuyện buông bỏ là tôi ngại giùm rồi. Cỡ tuổi đó đã muộn lắm lắm lắm rồi. Tôi biết nói như vậy có nhiều người rất là phiền, họ sẽ nói rằng nói như vậy như có vẻ chống lại lịch sử văn minh nhân loại, tuổi già thì phải được an ủi là nhờ con cháu quây quần. Nghĩ như vậy là nghĩ theo kiểu lối mòn, chứ theo tinh thần nhà Phật thì càng buông bỏ là càng nhẹ. Trách nhiệm không phải là gánh nặng. Duty khác với burden. Ngoài phi trường quí vị thấy người ta ghi chữ duty-free thì ‘duty’ này rất nhẹ. Nếu không duty-free thì khi mua mình phải đóng thuế. Tôi nhìn chữ đó tôi khó chịu. Tôi nghĩ như trường hợp mẹ phải lo cho con, con phải lo cho ba mẹ, nghĩ vậy là hơi ngán rồi đó, không làm thì không được; còn cái kia mình không đóng thuế thì đừng có mua. Theo tôi thì mình đừng đồng hóa trách nhiệm với gánh nặng. Có người cũng lo cho gia đình nhưng luôn luôn trong tình trạng tâm lý sẵn sàng ra đi.

Tóm lại, thế giới này là của bốn đại và năm dục, bốn chính là năm. Cái gọi là vị ngọt của chúng chỉ là khía cạnh nào đó mà ta thích. Không nhàm chán thì sẽ không lìa bỏ, không lìa bỏ thì không thể giải thoát.
[Đi ngang phi trường Cao Hùng hôm qua thấy chữ DutyFree này, nhớ bài học, nên chộp về post cho bà con đọc chơi 🙂 ]

THỜI GIAN ĂN SẠCH MỌI THỨ, ĂN LUÔN CẢ CHÍNH NÓ.



Thuở xưa trong một kiếp quá khứ tại Baranasi có một ông thầy rất giỏi dạy cho 500 đệ tử kinh điển Bà-la-môn, những gì ông biết ông dạy hết không giấu nghề. Và những đệ tử một ngày kia nghĩ rằng những gì thầy biết mình cũng biết cho nên coi thầy giống như mình, như là bạn bè trang lứa đồng song với thầy.

Thầy nói:

- Cái gì ta biết các con cũng biết, cho nên mình không có gì khác nhau hết. Có điều bữa nay ta có một câu hỏi muốn hỏi các con, coi như đây là kiến thức sau cùng mà ta muốn trao lại cho các con và giữa các con và ta không còn cái gì khác nữa hết.
Rồi ông thầy đọc một bài kệ:

Kalo ghasati bhutani
sabbaneva sahattana
yo ca kalaghaso bhuto
sa bhutapacanim paci.

Kalo ghasati bhutani: thời gian ăn sạch mọi thứ ở đời, ăn sạch tất cả chúng sanh trong đời.
sabbaneva sahattana: chẳng những ăn chúng sanh, nó ăn luôn mọi thứ ngoài chúng sanh, và sahattana, ăn luôn cả chính nó.
yo ca kalaghaso bhuto: ai là người ăn được thời gian?
sa bhutapacanim paci: và kẻ nào ăn được thời gian, và đốt cháy được cái đốt cháy chúng sanh.

Xưa nay mình nghe được là lửa đốt cháy mọi thứ, vậy mà có cái đốt cả lửa nữa, nghe có kỳ hông. Lửa đốt hết mọi thứ, vậy cái gì đốt luôn lửa, thay vì làm tắt lửa?

Ông thầy đọc bài kệ rồi nói học trò trả lời. Chú giải nói các học trò gồm 500 người, dassati visatiti sampiṇḍita , dasa: 10, visati: 20, dassati visatiti sampiṇḍita dịch sát tiếng Việt là tụ năm tụ ba chia thành từng nhóm (nhóm 10 người, 20 người) bàn bạc với nhau câu hỏi đó mà không ra đáp án cho câu:
“Thời gian ăn sạch mọi thứ ở đời, ăn luôn cả chính nó. Ai là người ăn được cả thời gian, và đốt được cái ngọn lửa vẫn đốt lấy muôn loài.”

Cuối cùng họ kéo nhau tới gặp sư phụ:
- Tụi con chịu thua, câu này kỳ quá, kỳ trong từ ngữ và kỳ trong ý tưởng.

Thầy giải thích:
Kalo ghasati bhutani, thời gian ăn sạch sinh mệnh của muôn loài, cái này chắc các con hiểu. Từ con giun con dế hay con voi con cá nhà táng, cho tới một đứa bé mới phôi vài tuần cũng phải chết. Sống được trăm tuổi hay ngàn tuổi gì cũng phải chết.
Sabbaneva, chẳng những vậy, nó ăn luôn mọi thứ khác ngoài chúng sanh, cây cỏ sông rạch nhà cửa núi con, theo năm tháng cái gì cũng biến diệt, cũng thay đổi hết. Nhưng, sahattana, nó ăn luôn chính nó, nghĩa là trải qua bốn mùa xuân hạ thu đông, đến mùa hạ thì mùa xuân không còn nữa, đến mùa thu thì mùa hạ không còn nữa. Chính thời gian giết thời gian là chỗ đó. Chưa hết, thời gian của hơi thở vào kết thúc ở thời gian của hơi thở ra, thời gian của hơi thở sau kết thúc thời gian của hơi thở trước. Chính thời gian giết thời gian là chỗ đó, nó ăn muôn loài và ăn chính nó. Thời gian sau xóa thời gian trước. Nhưng hai câu sau mới chua.

yo ca kalaghaso bhuto,
Ai là người ăn được thời gian? Ông thầy là người có học Phật pháp, học trò thì không học. Trong Chú giải giải thích, chính vị A-la-hán là người ‘kalaghaso’ -- người ăn được thời gian. Nghĩa là vị đó không còn tiếp tục nữa. Mọi thứ kết thúc ngay sau sát-na Tâm-viên-tịch. Mình thì còn có sớm có muộn, có lâu có mau, có xuân hạ thu đông, nhưng đối với một người đã viên tịch niết-bàn thì làm gì còn sớm muộn nhanh chậm, xuân hạ thu đông. Cho nên, thời gian nuốt sạch mọi thứ nhưng riêng vị A-la-hán thì ăn luôn thời gian đó.

sa bhutapacanim paci.
Chính vị A-la-hán là đốt sạch ngọn lửa đã đốt chúng sanh. Ngọn lửa đốt chúng sanh chính là ngọn lửa tham ái, vị A-la-hán là người đốt được tham ái. Vị đó có ngọn lửa đốt luôn được lửa (lửa trí tuệ, lửa thánh đạo đốt lửa tham ái). Bài kệ nghĩa như vậy. Thời gian ăn sạch mọi thứ ở đời, ăn luôn cả chính nó. Ai là người ăn được cả thời gian, và đốt được cái ngọn lửa vẫn đốt lấy muôn loài. 500 vị học trò chỉ học Tam Vệ Đà của Bà-la-môn nên làm sao biết được ý nghĩa của câu kệ này. Lúc đó học trò mới thấy thì ra cái biết của mình chẳng là gì so với ông thầy hết. Người hiểu được câu kệ này là hiểu được bao nhiêu chuyện liên quan với nó nữa mà xưa giờ mình không được biết. Hồi đó đến giờ mình chỉ là kiến bò miệng chén thôi.
#NKCBK 
See Less

THỜI GIAN ĂN HỮU TÌNH



Câu chuyện này, khi ở rừng Subhaga gần Ukkatthà, bậc Ðạo Sư kể về kinh Mùlapariyàya.

Nghe nói lúc bấy giờ có năm trăm Bà-la-môn tinh thông ba tập Vệ-đà, đã xuất gia trong Giáo pháp, đã học Ba Tạng kinh điển và sanh lòng ngã mạn.

Họ suy nghĩ "Bậc Chánh Ðẳng Giác biết Ba tạng Kinh điển, chúng ta và bậc Chánh Ðẳng Giác nào có khác gì? Họ không đi đến hầu Thế Tôn, và họ sống với một hội chúng đệ tử ngang bằng hội chúng của bậc Ðạo Sư.

Một hôm, bậc Ðạo Sư đi đến gặp họ, và khi họ đã ngồi gần mình, bậc Ðạo Sư Thuyết Kinh Căn bản pháp môn và tô điểm thêm tám thứ bậc tu chứng. Họ không hiểu được một lời gì. Trước kia, họ kiêu mạn nghĩ rằng không có bậc hiền trí nào bằng họ. Nay đứng trước mặt Phật, họ thấy họ không hiểu một tí gì. Họ tự bảo: "Thật không có ai hiền trí như chư Phật. Ôi công đức chư Phật thật tối thắng!"

Từ đấy trở đi, họ không còn kiêu mạn, trở thành hiền lành như rắn bị rút nanh.

Bậc Ðạo Sư trú ở Ukkatthà cho đến khi thỏa thích, rồi đi Vesàli, đến điện thờ Gotama và giảng Kinh Gotama. Cả ngàn thế giới đều rung động! Khi nghe kinh ấy xong, các Tỷ-kheo nầy trở thành các vị A-la-hán.

Nhưng khi bậc Ðạo Sư giảng xong Kinh Căn bản pháp môn và trú ở Ukkatthà, các Tỷ-kheo hội họp tại Chánh pháp đường, bắt đầu nói chuyện như sau:

- Thưa các Hiền giả, ôi uy lực của đức Phật thật vĩ đại. Các du sĩ Bà-la-môn ấy thường vẫn kiêu mạn tự đắc như vậy, nay đã diệt trừ kiêu mạn nhờ bài thuyết pháp về Căn bản pháp môn của Thế Tôn.

Bậc Ðạo Sư đến tại Pháp đường và hỏi:

- Này các Tỷ-kheo, các ông hội họp ở đây đang bàn luận vấn đề gì?

Khi biết vấn đề trên, bậc Ðạo Sư nói:

- Này các Tỷ-kheo, không phải chỉ nay mới như vậy. Thuở xưa những người này sống vói đầy giương cao tự đại, ta cũng đã nhiếp phục lòng kiêu mạn của họ.

Rồi bậc Ðạo Sư kể câu chuyện quá khứ.

*

Thuở xưa, khi vua Brahmadatta trị vị ở Ba-la-nại, Bồ-tát sanh ra trong một gia đình Bà-la-môn. Khi đến tuổi trưởng thành, ngài tinh thông ba tập Vệ-đà, trở thành bậc sư trưởng có danh tiếng nhiều phương và giảng dạy chú thần cho năm trăm thanh niên Bà-la-môn. Năm trăm thanh niên ấy chú tâm học tập cho đến thành tựu viên mãn, rồi lòng kiêu mạn khởi lên, họ tự nghĩ: "Chúng ta hiểu biết chừng nào, vị sư trưởng cũng hiểu chừng ấy thôi. Không có gì khác."

Vì vậy họ không đi đến hầu sư trưởng, cũng không làm các bổn phận đối với sư trưởng.

Một hôm, họ thấy sư trưởng ngồi dưới gốc cây táo; muốn nhạo báng sư trưởng, họ lấy móng tay gõ vào cây táo và nói:

- Cây này thật sự không có lõi!

Bồ-tát biết họ nhạo báng mình, liền nói:

- Này các đệ tử, ta sẽ hỏi các anh một câu.

Họ thích thú nói:

- Hãy nói lên, chúng tôi sẽ trả lời.

Sư trưởng hỏi bằng cách đọc bài kệ đầu:

Thời gian ăn hữu tình,
Ăn tất cả, ăn mình,
Ai là hữu tình ấy
Ăn cả đến thời gian,
Ai là người nấu chín
Thời gian nấu hữu tình?

Nghe câu hỏi này, không một ai trong đám thanh niên Bà-la-môn có thể hiểu được. Rồi Bồ-tát nói với chúng:

- Chớ tưởng rằng câu hỏi này nằm trong ba tập Vệ-đà! Các anh tưởng rằng mình biết tất cả mọi điều ta biết. Các anh hành động giống như cây táo. Các anh không biết rằng ta biết được nhiều hơn mọi điều các anh biết. Hãy đi đi! Ta cho các anh bảy ngày. Hãy nghiền ngẫm câu hỏi này suốt thời gian ấy.

Họ đảnh lễ Bồ-tát, rồi đi về nhà của mình. Họ suy nghĩ suốt bảy ngày, nhưng cuối cùng không giải quyết được câu hỏi. Sau bảy ngày, họ đi đến gặp sư trưởng, đảnh lễ và ngồi xuống một bên. Sư trưởng hỏi:

- Này các đệ tử với mặt mày hiền thiện kia, các anh có đáp câu hỏi ấy được không?

Họ trả lời:

- Thưa không, chúng tôi không biết.

Rồi Bồ-tát quở trách họ với bài kệ thứ hai:

Loài người có nhiều đầu,
Trên đầu tóc mọc lên,
Ðầu dính lên trên cổ,
Bao nhiêu đầu có tai?

Bồ-tát tiếp tục chê trách các thanh niên Bà-la-môn ấy:

- Các anh là người ngu si, tai của các anh chỉ có lỗ chứ không có trí tuệ.

Sau đó, Bồ-tát trả lời câu hỏi. Nghe xong, họ nói:

- Ôi, Sư trưởng thật vĩ đại thay!

Họ liền xin lỗi, rồi nhiếp phục lòng kiêu mạn và hầu hạ Bồ-tát.

*

Khi bậc Ðạo Sư thuyết Pháp thoại này xong, Ngài nhận diện Tiền thân:

- Lúc bấy giờ năm trăm thanh niên Bà-la-môn là những Tỷ-kheo này, còn vị sư trưởng là Ta vậy.

(Mulapariyaya Jataka)
https://www.tamtangpaliviet.net/VHoc/32/32-02b.htm 

Sống khôn thác thiêng

“Những gia đình nào mà có con cái hiếu thảo thì những gia đình đó được coi là gia đình [có] Phạm thiên”. Đó là câu trong bài kinh "Ngan...